Tùy theo phong tục của từng vùng miền khác nhau mà mâm quả trong ngày cưới sẽ có sự khác biệt nhất định về số lượng tráp và sính lễ đi kèm bên trong. Do đó, trước khi chuẩn bị cho lễ cưới hỏi, gia đình chú rể cần tìm hiểu thật kỹ, sao cho đúng phong tục tập quán của từng vùng miền để có cách ứng xử phù hợp với gia đình cô dâu.
Mâm quả cưới miền Bắc có một điều rất khác biệt so với hai miền còn lại, mà chỉ có miền Bắc mới có, cụ thể là "trong chẵn ngày lẻ". Trong ở đây là số lễ vật trong mỗi tráp, ngoài ở đây là số lượng tráp. Ví dụ số tráp phải là số lẻ là 3,5,7 hoặc 9 thì tương tự với số lễ vật đi kèm bên trong là 2 gói chè, 2 rượu, 100 bánh,...Đa số những gia đình miền Bắc thường chọn 7 tráp cho ngày ăn hỏi vì đây là số tráp vừa phải, tiện lợi cho việc di chuyển cũng như chuẩn bị các sính lễ đi kèm.
- Trầu cau
- Chè thơm
- Lợn quay/Gà luộc, xôi gấc
- Hoa quả
- Bánh cốm/bánh đậu xanh
- Mứt sen trần
- Rượu và thuốc lá
Mâm quả cưới miền Trung thường không đặt nặng vấn đề hình thức mà gói gọn trong 4 chữ "đơn giản, chân thành". Khác với số lượng mâm quả miền Bắc, ở miền Trung số lượng tráp đi kèm trong lễ cưới hỏi phải là số chẵn như 4,6,8,...với mong muốn vợ chồng lúc nào cũng có đôi có cặp. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà số tráp này sẽ có sự giao động nhất định. Thường thì người ta sẽ chọn số 6 để bê các sính lễ đi kèm. Riêng phần trái cây được kết rồng phượng sẽ được “đặc cách” bê ở ngoài để tăng thêm vẻ long trọng và ý nghĩa.
- Trầu cau
- Bánh phu thê
- Chè rượu
- Một cặp nến
- Bánh kem
- Nem chả
- Trái cây
- Gà, heo
....
Ở miền Nam, cưới hỏi được cho là có nhiều điểm khác biệt nhất so với hai miền còn lại, bởi nó mang trong mình nét đặc trưng riêng biệt. Người dân ở đây cho rằng, ngày cưới là ngày trọng đại của cả một đời người nên số lượng mâm ngũ quả luôn phải là số chẳn, mà cụ thể là con số 8 "phát tài phát lộc".
Vì sao lại có ý nghĩa như vậy? Câu trả lời là, theo tiếng Hán - Việt thì 8 nghĩa là bát, mà người miền Nam thường đọc trại bát thành phát, nghĩa là dễ phát tài phát lộc nên số 8 được người miền Nam coi là số đẹp. Đẹp trong cả cuộc sống và hôn nhân vợ chồng. Không quá khó hiểu khi miền Nam sử dụng số 8 cho mâm quả cưới của các đôi uyên ương.
- Trầu cau
- Trà rượu
- Bánh phu thê
- Trái cây
- Bánh kem
- Xôi gấc đỏ hình tim
- Mâm đựng áo dài, vàng vòng, nhẫn cưới
- Heo quay
Ngoài ra, lễ vật ở miền Nam đi kèm cũng bao gồm số tiền nhà giá thách cưới nhà trai được chuẩn bị trong một chiếc tráp nhỏ. Và lễ vật dành riêng cho cô dâu trong lễ ăn cưới gồm có áo dài và đồ trang sức. Một nét riêng biệt rất độc đáo phải không?
Mâm quả cưới với số lượng bao nhiêu là đủ ở mỗi vùng miền, mỗi gia đình sẽ có sự khác nhau nhất định. Tùy theo sở thích và điều kiện mà bạn có thể chọn lựa cho mình số lượng mâm ngũ quả phù hợp. Số lượng mâm ngũ quả không cần quá sang trọng quy mô, cũng không cần quá cầu kì kiểu cách, chỉ cần phù hợp với phong tục vùng miền và đẹp lòng đôi bên gia đình là được.