Lễ Vu Quy là nghi lễ truyền thống của người Việt Nam, chỉ tiệc cưới tổ chức tại nhà gái. Đây là nghi lễ đưa con gái về nhà chồng, được dành riêng cho cô dâu và thường được sử dụng trên bảng hiệu, phông cưới treo tại nhà gái. Trong lễ vu quy, cô dâu chú rể sẽ cùng nhau thực hiện các nghi lễ truyền thống như ra mắt hai họ, thắp hương bàn thờ tổ tiên,... để thể hiện lòng hiếu kính với cha mẹ và mong ông bà tổ tiên chứng giám, ủng hộ cho tình yêu đôi lứa.
Lễ Vu Quy tổ chức tại nhà gái
Lễ Vu Quy là lễ đưa con gái về nhà chồng, là danh xưng dùng để dành riêng cho cô dâu, được sử dụng trên phông cưới, bảng hiệu treo tại nhà gái. Trong khi đó, Lễ Thành Hôn và Lễ Tân Hôn lại có một ý nghĩa khác.
Lễ Thành Hôn là lễ được dùng để chỉ buổi tiệc đãi khách chung cho cả nhà trai và nhà gái tại nhà hàng hay khách sạn đã được chọn ngày sẵn. Ngoài ra, Lễ Thành Hôn cũng được in trên thiệp cưới của của gia đình cô dâu và chú rể khi mời khách.
Lễ Tân Hôn là nghi lễ được thực hiện tại nhà trai, để chỉ việc đón một cô dâu mới về gia đình nhà chồng. Trái ngược với miền Bắc, danh từ Tân Hôn lại được sử dụng nhiều ở miền Nam, trên phông cưới, bảng hiệu cưới tại nhà trai. Trong Lễ Tân Hôn, cô dâu chú rể sẽ cùng thực hiện tất cả những nghi thức cần thiết để thể hiện sự hiếu kính và biết ơn đối với tổ tiên, ông bà và cha mẹ.
Lễ Vu Quy tổ chức tại nhà gái - Ảnh: VDES
Lễ Vu Quy được thực hiện tại nhà gái theo truyền thống Việt Nam với tất cả những nghi thức cần thiết. Tùy theo điều kiện, quan điểm vùng miền và sở thích mà Lễ Vu Quy được thực hiện với nghi thức khác nhau. Nhưng chủ yếu đều có những trình tự cơ bản sau:
1. Nhà trai sẽ mang lễ vật, mâm quả đến nhà gái xin rước dâu.
2. Đội ngũ phù dâu và phù rể sẽ thực hiện nghi thức trao mâm lễ vật trước sân nhà.
3. Các cô dâu phụ sẽ mang mâm lễ vật vào bàn thờ gia tiên theo thứ tự đã định trước đó.
4. Người chủ hôn nhà trai sẽ mở đầu, nói về mục đích của mâm lễ vật mang đến và trao lễ vật cho nhà gái.
5. Cô dâu sẽ được mẹ chồng dắt ra mắt gia đình nhà trai, chú rể trao hoa và thực hiện nghi lễ gia tiên.
6. Thực hiện xong nghi lễ thắp hương, bái lạy tổ tiên, cô dâu chú rể sẽ làm lễ mừng cha mẹ để thể hiện sự biết ơn về sự sinh thành, dưỡng dục và tác thành cho đôi lứa.
7. Sau tất cả nghi lễ, gia đình nhà gái sẽ mời gia đình nhà trai dùng nước, ăn trầu, nhập tiệc và chúc phúc đến đôi trẻ.
8. Đến giờ tốt, gia đình nhà trai sẽ xin phép gia đình nhà gái rước cô dâu về làm lễ tại nhà trai.
9. Nhà gái sẽ tiến hành nghi lễ lại quả, tức gửi một phần lễ từ các mâm tráp cho nhà trai để làm quà.
10. Nhà trai xin phép ra về và Lễ Vu Quy tại nhà gái kết thúc.
Hy vọng, với những thông tin mà VDES chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu cặn kẽ hơn về phong tục cưới hỏi của người Việt Nam, một truyền thống rất thú vị và ý nghĩa phải không.