Nhẫn cưới chính là kỷ vật không thể thiếu đối với bất cứ cô dâu chú rể nào trong hôn lễ trọng đại của cuộc đời mình. Nhẫn cưới chính là minh chứng cho tình yêu đôi lứa, là sự kết nối giữa hai người với nhau, mong muốn có được cuộc sống gắn kết, yêu thương nhau trọn đời.
Theo quan niệm của người Ai Cập cổ xưa, người ta quan niệm vòng tròn là vòng có chung điểm đầu và điểm cuối nên nếu các cặp đôi yêu nhau, trải qua bao nhiêu hành trình khó khăn, sóng gió nhưng nếu là của nhau thì sẽ thuộc về nhau và cuối cùng sẽ đến bên nhau. Vòng tròn chính là hành trình trải qua bao thăng trầm, vất vả, là hành trình tìm kiếm tình yêu của đôi lứa. Đó là lý do vì sao, người Ai Cập cổ thường dùng nhẫn cưới được làm từ cỏ cây, da thú, xương,...để kết thành hình tròn đeo trong ngày cưới cho cô dâu chú rể.
Mãi cho đến chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra, khi mà có quá nhiều người đàn ông phải ra đi, thực hiện sứ mệnh chinh chiến cho tổ quốc thì họ bắt đầu đeo chiếc nhẫn cưới giống như biểu tượng của tình yêu, của hôn nhân gia đình. Tất cả đều gợi nhớ đến người vợ đang chờ đón mình ở nhà và tượng trưng cho tình yêu thủy chung son sắt.
Quan niệm ấy kéo dài đến ngày nay, trong đó có cả Việt Nam và được mặc ý như một điều hiển nhiên trong ngày cưới. Theo thời gian, nhẫn cưới được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, có giá trị khác nhau nhưng vẫn có chung ý nghĩa nhân văn như ngày nào.
Thực tế, đeo nhẫn cưới tay nào phụ thuộc rất nhiều vào quan niệm của cá nhân cũng như phong tục vùng miền, các quốc gia khác nhau. Ở phương Tây, người ta quan niệm tay trái là tay thích hợp để đeo nhẫn cưới vì ở đó có một mạch máu đặc biệt, mạch máu của tình yêu đôi lứa, một tình yêu bền vững và bên nhau trọn đời.
Người Trung Quốc cũng có một lý giải thú vị về ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn. Theo đó, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón tay giữa tượng trưng cho chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời và ngón út chính là tượng trưng cho con cái của bạn. Đó là lý do vì sao người ta thường đeo nhẫn ở ngón áp út tay trái.
Giống như đa số các nước Châu Á khác, người Việt Nam cũng có quan niệm tương tự về ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn và đeo nhẫn cưới ở tay nào là hợp lý. Mặt khác, theo quan niệm tâm linh, khi xem chỉ tay, các bậc cao niên thường có câu "nam tả, nữ hữu". Nghĩa là nam tay trái, nữ tay phải nên điều này cũng được áp dụng cho việc đeo nhẫn cưới. Theo đó, nam thường đeo nhẫn ở ngón áp út tay trái, nữ thường đeo nhẫn ở ngón áp út tay trái.
Tuy nhiên, đa số các cặp đôi thường chọn ngón tay áp út của tay trái để đeo nhẫn cưới, việc làm này không chỉ có tác dụng thẩm mỹ mà thường tay phải là tay làm việc nhiều, đeo nhẫn tay trái sẽ tránh được sự vướng víu và trầy xước.
Việc đeo nhẫn cưới tay nào có thể nói phụ thuộc vào quan niệm, sở thích của mỗi người. Trong hôn nhân, để có được cuộc sống vợ chồng êm ấm, hạnh phúc bên nhau đến đầu bạc răng long chỉ có thể bắt nguồn và duy trì từ một tình yêu thủy chung, chân thành, có trách nhiệm và bao dung lẫn nhau. VDES chúc bạn hạnh phúc bên nửa kia của mình để có được cuộc hôn nhân “trăm năm tình viên mãn, bạc đầu nghĩa phu thê”.